Có lẽ bắt đầu từ thời kỳ Ngũ Đại thập quốc (907 - 979), cửa Phật bắt đầu tôn sùng 500 vị La Hán, 500 vị La hán số lượng đông, những điện thờ bình thường không thể ngự hết, đành phải mở La Hán đường. Trong La Hán đường, 500 vị La Hán đều có ngôi vị của mình, duy chỉ có 1 vị mình mặc tăng y rách, tay cầm quạt hương bồ rách, hình thù kỳ dị đứng ở lối đi. Có những La Hán đường ngày cả lối đi đó cũng không để cho vị La Hán này đứng, ngài đành ngồi xổm ở xà nhà. Vị La Hán này là 1 vị La Hán Trung Quốc duy nhất ngoài 500 vị La Hán Ấn Độ ra, người ta thường gọi là "Tế Công". Trong lịch sử quả thực là có vị Tế Công, pháp danh của ngài là Đạo Tế (1148 - 1209), tên tục là Lý Tâm Viễn, người Đài Châu tỉnh Chiết Giang (nay là Lâm Hải - Chiết Giang), thời Nam Tống, ngài xuất gia tu ở chùa Linh Ốn - Hàng Châu, sau lại chuyển đến chùa Tịnh Từ.
Tên gốc: Tế Công Truyền Kỳ
Đạo diễn:Đang cập nhật
Thể loại:Phim Bộ, Trung Quốc, Hài Hước
Độ dài:Đang cập nhật
Quốc gia:Đang cập nhật
Phát hành:Đang cập nhật
Diễn viên:Đang cập nhật
Nguồn:Sưu tầm
Tế Công tính tình cởi mở, hào phóng, không giữ giới luật, thích uống rượu, thích ăn thịt, thức ăn mà ngài thích nhất là thịt chó chấm tỏi. Trong một cái động ở Phi Lai Phong, đối diện với chùa Linh Ốn đến nay vẫn còn có giường Tế Công, bàn Tế Công, tương truyền rằng đây là nơi Tế Công nướng thịt chó năm ấy, sau khi ngài rượu no, thịt say thì nằm ngả người trên giường đá ngủ ngáy pho pho. Bởi vì hành vi của ngài gần như cuồng dại cho nên người ta gọi là "Tế điên tăng".
Trong ngôi chùa Tịnh TỪ mà Tế Công đã ở nhiều năm, trước đây có một cái giếng cổ, trong giếng có 1 cái cọc gỗ dựng đứng. Nghe nói cái giếng này là đường ống vận chuyển gỗ của Tế Công năm đó. Có một năm, các vị trưởng lão ở chùa Tịnh Từ điều ngài đi TỨ Xuyên xin gỗ bố thí để về tu tạo Phật điện. Tế Công chỉ có đi trong mơ một chuyến mà đã mộ hoá được gỗ trong tay. Sau đó, ngài bèn đem từng khúc gỗ bỏ vào 1 cái giếng ở Tứ Xuyên, qua đường ống ngầm dài hàng mấy ngàn dặm chuyển về và lại kéo từng khúc từ dưới giếng chùa Tịnh Từ lên. Như vậy ngài đã hoàn thành nhiệm vụ một cách nhanh chóng. Sau khi Phật điện sửa xong mà gỗ ở dưới giếng vẫn chưa lôi lên hết.
Trong truyền thuyết dân gian, Tế Công hay đi hỏi về những việc bất bình tỏng nhân gian, ngài thường xuyên trừ ác, diệt tham, nhất thiết cứu độ người nghèo khốn. Trong nhà 1 tể tướng triều đại thời ấy có sinh ra kẻ xấu, làm việc xấu, ngài cũng dám đến nơi để trừng trị. Hơn nữa, trong cách trừng trị kẻ xấu có chứa tính hài hước, châm biếm đặc biệt của người Trung Quốc đủ để làm người ta đạp bàn tán dương là 1 cách tuyệt vời. Vì thế trong tâm trí người Trung Quốc, ngài là 1 vị hoà thượng nhân duyên tốt nhất.
Song, cũng chính vì Tế Công tính cách thoáng đạt, không cố chấp, cho nên dân gian tương truyền rằng, khi ngài nhận được tin được phong làm La Hán, đến La Hán đường chậm mất một bước, cho nên ngôi vị đều đã thuộc cả về các La Hán Ấn Độ, không làm cách nào được, đành phải yên vị ở lối đi hoặc xà nhà. Có điều rằng, dù bị đãi ngộ một cách bất công như vậy mà ngài cũng chẳng quản chi. Thật đáng để chúng ta khâm phục và học hỏi.